ĐOÀN KẾT TRONG THỜI GIAN COVID-19: NPO ỨNG PHÓ VỚI ĐẠI DỊCH, 34, Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn CTXH và PTCĐ
Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn
CTXH và PTCĐ

ĐOÀN KẾT TRONG THỜI GIAN COVID-19: NPO ỨNG PHÓ VỚI ĐẠI DỊCH

Viết bởi : Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn CTXH và PTCĐ

Các quốc gia phải hợp tác với Tổ chức Phi lợi nhuận khi làn sóng COVID-19 liên tục tấn công. Khi đại dịch COVID-19 quét qua toàn cầu, các tổ chức Phi lợi nhuận đã phản ứng nhanh chóng và hiệu quả, cung cấp sự trợ giúp tiền tuyến và bảo vệ quyền của người dân trên toàn thế giới. Một báo cáo do Liên minh Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS) công bố tháng 11/2020 – “Đoàn kết trong thời đại COVID-19”, đã nêu bật vai trò không thể thay thế của các nhà hoạt động, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức cơ sở tr

     Dựa trên các cuộc phỏng vấn với các nhà hoạt động xã hội dân sự và các nhà lãnh đạo, báo cáo mới của CIVICUS phác thảo nhiều cách xã hội dân sự (hay tại Việt Nam có thể tạm gọi là Tổ Chức Phi lợi nhuận – NPO) đã ứng phó với cuộc khủng hoảng. NPO đảm nhận vai trò quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ thiết yếu khi có khoảng cách trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ tâm lý; các tổ chức NPO đã cung cấp thực phẩm, thiết bị bảo vệ cá nhân (PPE) và các thiết bị vệ sinh thiết yếu, lấp đầy khoảng trống khi các nơi chậm phản ứng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu cho cộng đồng.

     Chắc chắc tại Việt Nam và TP.HCM cũng vậy, NPO vào cuộc khi các kênh truyền thông chính thức cung cấp thông tin có thể chưa đến được nhiều nhóm cộng đồng về cách bảo vệ bản thân và gia đình khỏi COVID-19 hay các chương trình trợ giúp xã hội, thậm chí các hỗ trợ từ những nhóm thiện nguyện,… Bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận có sự tham gia, thông qua mạng xã hội/ nhóm nồng cốt của các tổ chức và ngay cả các lãnh đạo cộng đồng,… để các NPO có thể phổ biến thông tin quan trọng đến các cộng đồng khác nhau.

     Thực tế đã chứng minh thấy, NPO phản ứng khi những người khác không hành động, làm việc để lấp đầy những khoảng trống do chính phủ hay cả doanh nghiệp ở các cộng đồng khác nhau. Nhiều tổ chức NPO khác nhau đã có thể nói là  “tranh giành” để đáp ứng nhu cầu của các cộng đồng bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi cuộc khủng hoảng (chẳng hạn con em của cộng đồng người thu gom rác, lao động tự do bị thất thu và cả người khuyết tật, nông dân….). Đối mặt với những thách thức này, NPO đã áp dụng tư duy có thể làm được, tạo ra phản ứng tích cực với đặc trưng là tính linh hoạt, sáng tạo và đổi mới. Ngay cả các tổ chức NPO ưu tiên vận động cho các quyền cũng nhanh chóng định hướng lại việc cung cấp các nguồn thông tin hỗ trợ và có thể có cả dịch vụ thiết yếu, bao gồm thực phẩm, chăm sóc sức khỏe để giúp duy trì cộng đồng. Đồng thời, vai trò của họ trong việc giám sát việc sử dụng các nguồn lực công vẫn rất quan trọng do Chính phủ hỗ trợ.

     NPO đã dành một phần lớn phản ứng của mình để giúp đỡ các nhóm gặp rủi ro và loại trừ các nhóm bị ảnh hưởng bất lợi bởi các cuộc đóng cửa và các chính sách do Chính phủ đưa ra để hạn chế sự lây lan của COVID-19. Tình trạng “phải ở trong nhà”, phụ nữ, trẻ em có thể phải đối mặt với nguy cơ bạo lực giới cao hơn, trong khi những người di cư và các nhóm người khuyết tật…. vô tình hay cố ý có thể bị bôi nhọ là nguồn lây nhiễm. NPO đứng trước thách thức, vận động cho các chính sách để bảo vệ các nhóm bị loại trừ và tạo ra các dịch vụ từ xa để giúp đỡ các cộng đồng dễ bị tổn thương.

     Trong báo cáo CIVICUS công bố tháng 11/2020 dẫn chứng: “Khi các quốc gia hợp tác với xã hội dân sự, hoặc khi các chính phủ tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của các tổ chức xã hội dân sự, phản ứng đối với sự lây lan của COVID-19 hiệu quả hơn nhiều. Điều này đã được nhấn mạnh ở Somalia, nơi Action Against Hunger hợp tác thành công với Bộ Y tế để nâng cao nhận thức về COVID-19, sử dụng mạng xã hội và các kênh truyền thông khác để tiếp cận các nhóm dễ bị tổn thương và bị loại trừ. Social Good Brasil, một nhóm nhân quyền Brazil tập trung vào công nghệ, đã tăng cường bằng chứng thống kê về COVID-19 bằng cách kết nối các nhà khoa học dữ liệu với các quan chức công quyền. Cần phải rút ra những bài học từ cách các chính phủ quản lý làn sóng COVID-19 đầu tiên. Khi nhiều quốc gia chuẩn bị cho làn sóng thứ hai, một điều rõ ràng là: trong tất cả các phản ứng trong tương lai, các quốc gia nên công nhận giá trị của xã hội dân sự và nỗ lực để hỗ trợ và hợp tác với nó. Làm như vậy sẽ dẫn đến nhiều phản ứng hợp tác và hiệu quả hơn tôn trọng quyền ”

     Kinh nghiệm làm việc của các tổ chức NPO trong suốt nhiều năm qua tại Việt Nam và TP.HCM là một minh chứng, đã cung cấp bản đồ lộ trình để tạo ra các xã hội công bằng, bình đẳng và bền vững hơn. Bao gồm kêu gọi trách nhiệm minh bạch,  giải trình thông qua tôn trọng các giá trị, trách nhiệm của nhà nước trong việc cung cấp các dịch vụ cơ bản có chất lượng như y tế, phân phối lại tài nguyên để cung cấp bảo trợ xã hội cho những người dễ bị tổn thương, và tăng cường tập trung vào bảo vệ hay thuật ngữ “đầu tư” cho nhóm dễ bị tổn thương. Các tổ chức NPO cũng đã có các kênh hợp tác quốc tế để tham khảo tư vấn, hỗ trợ chuyên môn với phương châm tôn trọng và lấy con người làm trung tâm.

     Dĩ nhiên nhà nước vẫn là lãnh đạo là chìa khóa quan trọng trong suốt đại dịch, tuy nhiên hành động cộng đồng lan rộng đến cộng đồng, cùng làm việc để đáp ứng nhu cầu của những người dễ bị tổn thương và những người có nguy cơ lây nhiễm cao nhất, chia sẻ các nguồn lực của cộng đồng trong đó nên có sự đóng góp của NPO trong đại dịch COVID – 19.

 

 

 

 

 

 

 

----------

Trung tâm Nghiên cứu - Tư vấn CTXH và PTCĐ